Hiển thị các bài đăng có nhãn Viêm niệu đạo. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Viêm niệu đạo. Hiển thị tất cả bài đăng

24 thg 11, 2012

8 nguyên nhân cần lưu ý khi chữa viêm niệu đạo

Viêm niệu đạo là chứng bệnh thường gặp nhất là nữ giới, chẩn đoán lâm sàng phân thành viêm niệu đạo cấp tính, mãn tính, viêm niệu đạo không đặc trưng và viêm niệu đạo do lậu khuẩn. Hai loại viêm niệu đạo sau cần căn cứ vào tiền sử bệnh án và xét nghiệm mới xác định được. Trong quá trình trị liệu viêm niệu đạo, cần chú ý rất nhiều vấn đề, những vấn đề này sẽ ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hiệu quả trị liệu.
Viêm niệu đạo ở nữ giới

Cụ thể khi điều trị viêm niệu đạo cần chú ý những vấn đề sau:

  1. Nếu bạn tình bị lây nhiễm cũng nên đồng thời chữa trị. Trong thời gian trị liệu không được uống rượu. Nếu bị viêm niệu đạo do nhiếm khuẩn Chlamydia, trachomatis thì cần kéo dài thời gian điều trị khoảng 4 đến 6 tuần sẽ có hiệu quả.
  2. Nếu bị tái phát cần cảnh giác với biến chứng như viêm tuyến tiền liệt...cần làm các xét nghiệm thích hợp và kịp thời trị liệu.
  3. Triệu chứng của bệnh viêm niệu đạo không do lậu cầu thường không giống với biểu hiện lâm sàng, hơn nữa khi xét nghiệm thường không tìm ra mầm bệnh, cần xem có phải do thần kinh của bệnh nhân quá mẫn cảm, lúc đó cần khuyên và cho bệnh nhân dùng thuốc an thần.
  4. Nếu trị liệu viêm niệu đạo do Trichomonas hoặc các bệnh hiếm gặp, đặc biệt là viêm niệu đạo do nấm không thể dùng thuốc tùy tiện, nếu không sẽ gây nguy hiểm cho bệnh nhân.Cần kiểm tra rõ ràng rồi mới căn cứ vào đó để trị liệu.
  5. Khi trị liệu viêm niệu đạo không do lậu cầu không nên lạm dụng kháng sinh.  Chẳng hạn tuyệt đại đa số penixilin đều không có tác dụng với Mycoplasma và Chlamydia, nên không nên sử dụng. Các sulfonamides có hiệu quả với Chlamydia nhưng không có tác dụng với Mycoplasma...
  6. Việc người bệnh có chữa trị kịp thời và đúng cách hay không cũng ảnh hưởng đến hiệu quả trị liệu: Bởi vì điều trị bệnh viêm niệu đạo không do lậu cầu không giống với bệnh lậu có thể chữa trị trong thời gian ngắn, hơn nữa có thể dùng thuốc nhiều lần.
  7. Vì thời gian trị liệu dài nên trong quá trình trị liệu người bệnh rất dễ vì bận việc mà quên uống thuốc hoặc sau 1~2 ngày uống thuốc thấy đỡ thì dừng thuốc. Như vậy rất ảnh hưởng đến hiệu quả trị liệu.
  8. Chưa chữa lành bệnh đã quan hệ cùng bạn tình, mầm bệnh ở bạn tình sẽ lây sang bạn. Bạn nên nhớ rằng khoảng 40% bệnh nhân viêm niệu đạo không do lậu cầu đều không có bất cứ triệu chứng nào.Cho nên không chỉ bản thân người bệnh cần trị liệu mà bạn tình của họ cũng cần dùng các loại thuốc phòng bệnh.
Trên đây là những giới thiệu cơ bản của các chuyên gia Phòng khám phụ khoa Thiên Tâm chúng tôi . Nếu bạn vẫn còn những thắc mắc có thể nhận tư vấn trực tiếp với các chuyên gia của chúng tôi. Ngoài ra, đăng ký qua mạng có thể được miễn phí đăng ký và được ưu tiên sắp xếp bác sĩ khám bệnh. Bạn cũng có thể gọi điện đến đường dây nóng: 01666.065.566 hoặc nhận tư vấn trực tiếp qua yahoo.

18 thg 11, 2012

Triệu chứng tiểu buốt ở nữ có phải viêm niệu đạo không?

Tiểu buốt ở nữ có phải viêm niệu đạo không?

Do cấu tạo của niệu đạo của nam và nữ nhất là niệu đạo của nữ ngắn hơn so với nam giới, dễ bị vi khuẩn xâm nhập, ngoài ra mùa hè thường ra nhiều mồ hôi âm đạo bị ẩm ướt trong thời gian dài, sẽ dễ dẫn đến các bệnh về đường tiết niệu. Tiểu buốt không hoàn toàn là triệu chứng của viêm niệu đạo, tất nhiên viêm niệu đạo có triệu chứng này. Vì vậy khi phát hiện ra triệu chứng bệnh, không nên tự ý điều trị, tự mua thuốc về dùng, tránh tình trạng làm bệnh nặng hơn.
Triệu chứng tiểu buốt ở nữ có phải viêm niệu đạo không?

Viêm niệu đạo có những triệu chứng gì?

+ Viêm niệu đạo có thể ảnh hưởng đến bàng quang dẫn đến viêm bàng quang. Trong quá trình điều trị viêm niệu đạo , u sơ hóa có thể gây ra hẹp niệu đạo.
+ Tiểu nhiều lần, tiểu cấp dẫn đến co thắt nặng ở niệu đạo, khi kiểm tra có thể xuất hiện mủ và máu trong nước tiểu.
+ Niệu đạo bị kích thích không có biểu hiện rõ ràng như giai đoạn mãn tính, một số bệnh nhân không có triệu chứng này.

Vậy nên làm gì khi bị tiểu buốt ?

Nếu triệu chứng này diễn ra trong khoảng thời gian dài nên đi kiểm tra, bởi vì kéo dài có thể dẫn đến nhiễm trùng niệu đạo. Bạn có thể đến bệnh viện làm xét nghiêm, siêu âm để biết chính xác về nguyên nhân nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm niệu đạo cũng như viêm âm đạo.
  Trên đây là những giới thiệu cơ bản của các chuyên gia phòng khám phụ khoa Thiên Tâm chúng tôi về triệu chứng tiểu buốt ở nữ giới có phải là viêm niệu đạo không. Nếu bạn vẫn còn những thắc mắc có thể nhận tư vấn trực tiếp với các chuyên gia của chúng tôi. Ngoài ra, đăng ký qua mạng có thể được miễn phí đăng ký và được ưu tiên sắp xếp bác sĩ khám bệnh. Bạn cũng có thể gọi điện đến đường dây nóng: 01666.065.566 hoặc nhận tư vấn trực tiếp qua yahoo

24 thg 10, 2012

Các biểu hiện của viêm niệu đạo ngoài lậu dễ nhầm với bệnh lậu

Các chuyên gia phòng khám phụ khoa Thiên Tâm cho biết bệnh viêm niệu đạo ngoài lậu là một căn bệnh không phải do vi khuẩn lậu (Neisseria gonorrhoeae) gây ra mà là do một số vi khuẩn khác gây bệnh viêm đường sinh dục tiết niệu, có một số biểu hiện lâm sàng tương tự như bệnh lậu (người ta gọi là viêm niệu đạo ngoài lậu).
Các biểu hiện của viêm niệu đạo ngoài lậu dễ nhầm với bệnh lậu
   Tỷ lệ người mắc bệnh lậu không phải lậu có xu hướng gia tăng trong cộng đồng dân cư, gây không ít phiền toái cho người bệnh và khả năng lây cho vợ (chồng), bạn tình là rất lớn. Một trong số vi khuẩn gây nên viêm niệu đạo ngoài lậu là vi khuẩn Chlamydia trachomatis.

Đặc điểm của vi khuẩn Chlamydia trachomatis là gì?

  Đây là loài vi khuẩn mà trước đây người ta xếp vào họ virus vì một số đặc điểm sinh học của chúng, trong đó có kích thước rất nhỏ bé, không nuôi cấy được trên môi trường nhân tạo như nhiều vi khuẩn khác (vi khuẩn đường ruột, vi khuẩn họ cầu khuẩn, vi khuẩn lao, vi khuẩn lậu…) mà chỉ nuôi cấy trên tế bào nuôi (tế bào sống cảm thụ, giống như virus) vì vậy việc chẩn đoán vi sinh đối với vi khuẩn Chlamydia trachomatis ở hầu hết các phòng xét nghiệm nước ta còn gặp khá nhiều khó khăn do chưa đủ trang thiết bị cũng như các loại sinh phẩm cần thiết.
  Biểu hiện của bệnh viêm đường sinh dục – tiết niệu do Chlamydia trachomatis
  Chlamydia trachomatis là loài vi khuẩn lây lan qua đường sinh dục tiết niệu do quan hệ tình dục giống như  lậu cầu, giang mai, viêm gan B, C, HIV/AIDS, Herpes, sùi mào gà… Tính chất của bệnh viêm sinh dục – tiết niệu cũng rất phong phú và một số tính chất lâm sàng tương tự như bệnh lậu do vi khuẩn lậu gây ra.
  Bệnh cũng được thể hiện dưới 2 thể: cấp tính và mạn tính. Thể cấp tính cũng có đái khó, đái rắt, đái buốt, đái mủ. Các triệu chứng này thể hiện rất rõ ở nam giới, còn nữ giới bệnh thể hiện  âm thầm, kín đáo hơn như ra khí hư, nóng rát vùng tầng sinh môn, đau tức hạ vị… Thể mạn tính ở nam giới cũng thể hiện  rõ  nét hơn như sáng sớm thường có chất nhày như nhựa chuối chảy ra ở lỗ sáo, nóng, rát dọc theo niệu đạo.
  Ở nữ giới chủ yếu ra khí hư, đau tức hạ vị. Nói chung triệu chứng của bệnh viêm sinh dục – tiết niệu do Chlamydia trachomatis tương  tự như bệnh lậu.
  Ngoài Chlamydia trachomatis gây viêm đường sinh dục tiết niệu giống vi khuẩn lậu còn có một loại vi khuẩn khác nữa cũng gây viêm đường sinh dục – tiết niệu rất có thể nhầm với bệnh lậu là Mycoplasma.
Hậu quả của viêm đường sinh dục tiết niệu do Chlamydia trachomatis cũng giống như bệnh lậu nếu không phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ thì rất dễ chuyển thành mạn tính từ đây gây nên nhiều biến chứng như hẹp niệu đạo, viêm buồng trứng, vòi trứng, cổ tử cung (nữ giới).

Làm thế nào để biết bị bệnh do vi khuẩn Chlamydia trachomatis?

  Khi có triệu chứng viêm niệu đạo với bất kỳ lý do gì cũng nên đi khám bệnh để được làm xét nghiệm chẩn đoán xác định, từ các kết quả xét nghiệm, người thầy thuốc sẽ có chỉ định dùng thuốc điều trị đặc hiệu.
  Để xác định Chlamydia người ta có thể thử test nhanh xác định acid nucleic trong các bệnh phẩm như nước tiểu, mủ niệu đạo, dịch nhày niệu đạo, dịch nhày cổ tử cung, âm đạo… Test acid nucleic có độ nhạy là 85% và độ đặc hiệu là từ 90-95%.
  Ngày nay người ta còn xác định Chlamydia bằng kỹ thuật PCR (Polymerase Chain Reaction). Đây là một kỹ thuật khuếch đại gen, có độ nhạy và độ chính xác rất cao.

Kháng sinh có tác dụng đối với Chlamydia trachomatis không?

  Vi khuẩn Chlamydia trachomatis còn nhạy cảm với một số kháng sinh như họ macrolid, tetracyclin, quinolon và metronidazol… Đây là một thuận lợi cho việc điều trị căn bệnh  viêm đường sinh dục – tiết niệu do Chlamydia trachomatis. Tuy vậy, cần dùng loại kháng sinh gì, dùng như thế nào,liều lượng bao nhiêu, thời gian bao lâu phải được thầy thuốc khám bệnh cho mình ra chỉ định mỗi khi đã xác định chắc chắn căn nguyên vi khuẩn. Người bệnh không nên tự ý dùng thuốc kháng sinh và không nên điều trị dở dang làm cho bệnh không khỏi dứt điểm sẽ chuyển thành mạn tính gây hậu quả xấu.

Phòng bệnh do Chlamydia trachomatis như thế nào?

  Cần có biện pháp tuyên truyền rộng rãi trong quần chúng nhân dân để mọi người hiểu biết về nguy cơ mắc bệnh lây qua đường tình dục, tác hại của chúng đối với  sức khỏe và các  biện pháp phòng ngừa trong đó có vi khuẩn Chlamydia trachomatis, đặc biệt cần quan tâm tới các đối tượng có nguy cơ cao…
  Cần có quan hệ tình dục lành mạnh, không quan hệ tình dục bừa bãi. Nên dùng bao cao su trong quan hệ tình dục vì dùng bao cao su đúng kỹ thuật thì ngoài việc phòng các bệnh lây lan qua đường tình dục, còn có ích lợi trong kế hoạch hóa gia đình.
  Cần vệ sinh cá nhân, quần áo hằng ngày luôn luôn sạch sẽ. Khi nghi ngờ bị bệnh về đường sinh dục – tiết niệu cần đi khám ngay, không nên tự chẩn đoán bệnh cho mình và tự mua thuốc kháng sinh để điều trị.

  Trên đây là những giới thiệu cơ bản của các chuyên gia Phòng khám phụ khoa Thiên Tâm về các biểu hiện của viêm niệu đạo ngoài lậu dễ nhầm với bệnh lậu. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc có thể nhận tư vấn trực tiếp với các chuyên gia của chúng tôi. Ngoài ra, đăng ký qua mạng có thể được miễn phí đăng ký và được ưu tiên sắp xếp bác sĩ khám bệnh. Bạn cũng có thể gọi điện đến đường dây nóng: 01666.065.566 hoặc nhận tư vấn trực tiếp qua yahoo.

Các biện pháp phòng tránh nhiễm trùng đường tiết niệu

Một trong những nguyên nhân dẫn tới viêm niệu đạo chính là do nhiễm trùng đường tiết niệu. Các chuyên gia phòng khám phụ khoa Thiên Tâm cho biết nhiễm trùng đường tiết niệu hay nhiễm trùng đường tiểu được coi là phổ biến nhất của bệnh nhiễm trùng, ảnh hưởng đến đường tiết niệu của cơ thể. Nước tiểu là chất lỏng được lọc qua máu bởi thận. Nước tiểu có chứa muối và các sản phẩm chất thải. Nếu có chứa các vi khuẩn tức là nước tiểu không bình thường và cũng là một nguyên nhân gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu. Khi vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang hoặc thận và nước tiểu thì kết quả dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu.
Các biện pháp phòng tránh nhiễm trùng đường tiết niệu

Các loại nhiễm trùng đường tiết niệu?

Có ba loại nhiễm trùng đường tiết niệu chủ yếu như sau:
  1. Nhiễm trùng tiểu có ảnh hưởng đến niệu đạo và gây ra viêm niệu đạo
  2. Các nhiễm trùng đường tiểu là nguyên nhân gây nhiễm trùng bàng quang và được gọi là viêm bàng quang  
  3. Nhiễm trùng đường tiểu có ảnh hưởng đến thận và được biết đến như viêm bể thận
   Nhiễm trùng đường tiết niệu thường xảy ra ở phụ nữ hơn ở nam giới bởi vì vi khuẩn có thể tới bàng quang phụ nữ nhanh hơn rất nhiều so với ở nam giới do niệu đạo của phụ nữ ngắn hơn. Các vi khuẩn có một khoảng cách ngắn hơn để "du lịch" đến được bàng quang. Niệu đạo này cũng nằm gần trực tràng của phụ nữ và các vi khuẩn từ trực tràng dễ dàng đi vào niệu đạo và gây ra nhiễm trùng.

Làm thế nào để biết mình bị nhiễm trùng đường tiết niệu?

Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy bạn có thể bị nhiễm trùng đường tiết niệu:
 - Có cảm giác nóng rát khi đi tiểu.
 - Có cảm giác muốn đi tiểu thường xuyên hơn hơn bình thường.
 - Muốn đi tiểu, nhưng không thể.
 - Bị rò rỉ một chút nước tiểu.    
 - Nước tiểu có mùi, sậm, có gợn và thậm chí có máu.  

Ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu thế nào?

  Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể được ngăn ngừa bằng cách làm theo một số hướng dẫn đơn giản để tránh cho các vi khuẩn di chuyển vào bàng quang. Vệ sinh kém dẫn đến ô nhiễm và cho phép các vi khuẩn đi từ niệu đạo vào bàng quang gây ra nhiễm trùng. 


 Các biện pháp dưới đây nhấn mạnh về vệ sinh cá nhân có thể giúp giảm ô nhiễm vi khuẩn ở vùng sinh dục: 
 Lau sạch một cách cẩn thận các khu vực phía trước và phía sau bộ phận sinh dục. Làm sạch khu vực đặc biệt này là rất quan trọng trong việc giảm nguy cơ nhiễm khuẩn.
    
 Tránh những kích thích xảy ra trong bộ phận sinh dục. Vi khuẩn phát triển tốt nhất tại các khu vực bị kích thích. Vì vậy, tránh kích thích ở vùng sinh dục bằng cách sử dụng xà phòng nhẹ, dầu gội nhẹ, và sữa tắm. Ngoài ra, bạn có để tránh làm sạch bộ phận sinh dục bằng khăn giấy thô.
    
 Giữ cho bàng quang thường xuyên rỗng. Vẫn còn nước tiểu trong bàng quang sẽ cơ hội cho các vi khuẩn phát triển. Do đó, không giữ thói quen giữ lại nước tiểu trong bàng quang mà nên đi vệ sinh thường xuyên.
    
 Tránh sử dụng đồ lót tổng hợp. Điều này có thể thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn. Các chuyên gia y tế khuyên bạn nên mặc đồ lót bẳng vải cotton có thể thoải mái hơn.
    
 Uống đủ nước. Uống đủ nước có thể đẩy các vi khuẩn ra khỏi đường tiết niệu một cách hiệu quả.
  Trên đây là những giới thiệu cơ bản của các chuyên gia Phòng khám phụ khoa Thiên Tâm về các biện pháp phòng tránh nhiễm trùng đường tiết niệu. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc gì, có thể tư vấn trực tiếp với các chuyên gia. Ngoài ra, đăng ký qua mạng có thể được miễn phí đăng ký khám bệnh. Có thể được ưu tiên sắp xếp bác sĩ khám bệnh hoặc bạn có thể gọi đến đường dây nóng: 01666.065.566 cũng có thể tư vấn trực tiếp qua yahoo.

Nguyên nhân gây đau niệu đạo

Niệu đạo đau là chỉ cảm giác đau đớn khi đi tiểu của các bộ phận như: niệu đạo, bàng quang, bộ phận sinh dục. Đi tiểu đau là các triệu chứng thường gặp của các bệnh nhiễm khuẩn  hệ thống tiết niệu như: viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt... Đau niệu đạo với những mức độ khác nhau, thường có kèm theo cảm giác nóng rát, nặng hơn khi đi tiểu, thậm chí còn co thắt niệu đạo. Các nguyên nhân gây đau niệu đạo là gì các bác sĩ của phòng khám phụ khoa Thiên Tâm cho biết:
Nguyên nhân gây đau niệu đạo


 Đau niệu đạo thường xuất hiện cùng các biểu hiện bệnh khác, có thể là đau âm ỉ, đau từng cơn, đau dữ dội, có lúc còn đau cả bộ phận sinh dục hoặc bên trong dương vật. Cảm giác đau niệu đạo ở nam giới thường gặp ở các bệnh như: viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn, viêm bao quy đầu, sùi mào gà, giang mai, mụn rộp cơ quan sinh dục... Dưới đây, các chuyên gia của phòng khám phụ khoa Thiên Tâm sẽ giải thích tỉ mỉ cho chúng ta về đau niệu đạo.
  •   +  Đau buốt hoặc nóng rát khi đi tiểu: Thường gặp ở chứng viêm cấp tính như: viêm cấp tính niệu đạo, viêm bàng quang, viêm tuyến tiền liệt, viêm thận....
  •   +  Khi bắt đầu đi tiểu, cảm giác đau khá rõ rệt, hoặc những người đi tiểu khó, các biến chứng thường ở niệu đạo, thường gặp ở viêm niệu đạo cấp tính.
  •   +  Đau sau khi đi tiểu, với những người đi tiểu gấp, biến chứng bệnh thường ở bàng quang, thường gặp ở viêm bàng quang cấp tính.
  •   +  Đi tiểu đột nhiên bị ngắt lại hoặc bị tích nước tiểu: thường gặp ở bệnh sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo hoặc có dị vật ở đường tiết niệu
  •   +  Khi đi tiểu, đến lúc cuối, cảm giác đau rõ rệt, sau khi đi tiểu vẫn thấy đau hoặc kể cả khi không đi tiểu vẫn thấy đau, các biểu hiện này thường gặp ở niệu đạo hoặc các cơ quan lân cận như: viêm tam giác bàng quang, viêm tuyến tiền liệt....

Các chú ý để tránh rò nước tiểu, đau niệu đạo khi cắm ống dẫn nước tiểu.
  + Chấp hành nghiêm túc kĩ thuật vô trùng và chế độ tiêu độc, phòng ngừa nhiễm khuẩn Iatrogenic niệu đạo, ống dẫn nước tiểu một khi bị nhiễm khuẩn hoặc đã rút ra thì không được tái sử dụng.
  +  Nên nắm rõ quan hệ giải phẫu niệu đạo, căn cứ vào tình hình của từng người bệnh để lựa chọn ống dẫn khác nhau. Trước hết nên bôi một lớp dầu bôi trơn lên ống dẫn sau đó bắt đầu cắm ống. Sau khi biết chính xác quả bóng của ống dẫn đã hoàn toàn đi vào bàng quang mới tiếp nước vào trong quả bóng.
 + Nếu là ống dẫn nước tiểu cố định thì bơm khoảng 5-10 ml nước là đủ. Để tránh bơm nước quá sớm làm tổn thương niệu đạo, trước hết có thể cố gắng đưa ống dẫn vào trong bàng quang, sau khi bơm nước, kéo nhẹ ống dẫn ra phía ngoài đến khi bị cản lại thì thôi, khi đó, ống dẫn đã được cố định trong bàng quang.
 +  Khi dỡ bỏ ống dẫn nước tiểu phải hết sức nhẹ nhàng, chậm rãi, ổn định. Trước khi rút ống dẫn, quả bóng trong niệu đạo phải được hút hết ra, sau đó kéo ống dẫn ra ngoài một cách nhẹ nhàng, chậm rãi, động tác không được quá mạnh tránh làm tổn thương niêm mạc niệu đạo.
 + Với những bệnh nhân thần chí không bình thường cần tăng cường hộ lý, cố định hai tay, tránh trong lúc kích động tự dỡ bỏ ống dẫn.
   Nếu thấy xuất hiện biểu hiện đau khi đi tiểu, người bệnh nên đến các cơ sở y tế đế khám chữa, không tự ý dùng thuốc, tránh rối loạn các vi khuẩn trong cơ thể, ảnh hưởng đến bệnh tình và quá trình trị liệu.

 Trên đây là những giới thiệu cơ bản của các chuyên gia Phòng khám phụ khoa Thiên Tâm chúng tôi về các nguyên nhân gây đau niệu đạo. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc có thể nhận tư vấn trực tiếp với các chuyên gia của chúng tôi. Ngoài ra, đăng ký qua mạng có thể được miễn phí đăng ký và được ưu tiên sắp xếp bác sĩ khám bệnh. Bạn cũng có thể gọi điện đến đường dây nóng: 01666.065.566 hoặc nhận tư vấn trực tiếp qua yahoo.

Cách điều trị viêm niệu đạo không do lậu

Viêm niệu đạo không do lậu là một loại bệnh viêm niệu đạo thường gặp, trong đó có khoảng 50% số bệnh nhân có triệu chứng tiểu buốt, ngứa niệu đạo. Biểu hiện viêm niệu đạo không do lậu ở nữ giới thường là viêm lộ tuyến cổ tử cung, chất thải tăng...Đối với nam giới mà nói thì căn bệnh này là một vấn đề phiền toái  và khó chịu, do đó đối với căn bệnh này nhất định phải điều trị một cách tích cực, vậy nên điều trị căn bệnh này như thế nào? Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu chi tiết về cách điều trị:

Cách điều trị viêm niệu đạo không do lậu

 Điều trị lâm sàng của bệnh viêm niệu đạo không do lậu yêu cầu chuẩn đoán giai đoạn đầu và điều trị giai đoạn đầu đúng liệu trình, kết hợp dùng thuốc để tránh các biến chứng. Đối với trường hợp ủ bệnh lâu dài, triệu chứng lâm sàng không rõ, người bệnh thường xem nhẹ việc điều trị gây lây nhiễm, hoặc cũng có trường hợp dùng thuốc nhưng chỉ đơn thuần uống thuốc kháng  sinh, mặc dù tạm thời các triệu chứng có thể giảm đi nhưng không thể tấn công tất cả các tác nhân gây bệnh, cho dù là viêm niệu đạo do nhiễm Chlamydia hay Mycoplasma đều cần phải được kiểm tra một cách khoa học để xác định chính xác nguyên nhân bệnh sau đó mới áp dụng các phương pháp điệu trị thích hợp. Không nên tự ý điều trị bừa bãi hoặc kéo dài tình trạng bệnh sẽ gây ảnh hưởng xấu đến quá trình điều trị.

Điều trị viêm niệu đạo không do lậu như thế nào?

  Thực ra viêm niệu đạo không do lậu không khó chữa, chỉ cần kiên trì dùng thuốc, điều trị triệt để theo đúng chỉ định thì có thể chữa khỏi. Bệnh này chỉ khó chữa đối với những bệnh nhân dùng thuốc kháng sinh khi thấy có triệu chứng về viêm niệu đạo, nhưng sau khi dùng thuốc hai ngày thấy các triệu chứng giảm nhẹ đi thì liền dừng thuốc,. còn những bệnh nhân có ý thức sau khi các triệu chứng của bệnh mất đi vẫn tiếp tục dùng thuốc là rất hiếm. Trên thực tế, sau khi các triệu chứng mất đi, các mục xét nghiệm đều âm tính thì vẫn phải củng cố dùng thuốc từ 10~15 ngày, thì bệnh viêm niệu đạo không do lậu hoàn toàn có thể chữa khỏi.
  Tiêu chuẩn của việc chữa trị khỏi viêm niệu đạo không do lậu là: các triệu chứng mất đi, xét nghiệm lắng đọng nước tiểu không xuất hiện bạch cầu. Chỉ có kết quả xét nghiệm viêm niệu đạo không do lậu của các cơ sở y tế mới là căn cứ xác định bệnh đã chữa khỏi hay chưa, người bệnh không được tự ý ngừng điều trị. Sau khi điều trị kết thúc, cần quay lại khám định kỳ theo lời dặn của bác sỹ để theo dõi xem bệnh có tái phát hay không

  Trên đây là những giới thiệu cơ bản của các chuyên gia Phòng khám phụ khoa Thiên Tâm chúng tôi về cách chữa trị bệnh viêm niệu đạo không do lậu. Nếu bạn vẫn còn những thắc mắc có thể tư vấn trực tiếp với các chuyên gia của chúng tôi. Ngoài ra, đăng ký qua mạng có thể được miễn phí đăng ký và được ưu tiên sắp xếp bác sĩ khám bệnh. Bạn cũng có thể gọi điện đến đường dây nóng: 01666.065.566 hoặc tư vấn trực tiếp qua yahoo.

Những thói quen giúp ngăn ngừa viêm niệu đạo

 Viêm niệu đạo là căn bệnh phổ biến , đến nỗi hầu như bất kì người phụ nữ nào cũng có thể mắc một lần trong đời và gây nên những di chứng trầm trọng lên bàng quang, thận…
Những thói quen giúp ngăn ngừa viêm niệu đạo


  Niếu xuất hiện các triệu chứng: tiểu nhiều lần, tiểu buốt kèm theo đau thắt lưng và trướng bụng dưới…, có thể là những dấu hiệu cho thấy có hơn 80% khả năng bạn đang bị viêm niệu đạo.
 Các chuyên gia phòng khám thiên tâm cho biết mặc dù viêm niệu đạo rất đễ mắc phải nhưng cách phòng, và ngăn ngừa bệnh lại không khó và có thể thực hiện qua các thói quen sinh hoạt hằng ngày của chị em cụ thể như :

Lưu ý đến đồ lót:

  Thường xuyên thay và mặt quần lót. Đặc biệt là quần lót mới mua hoặc những quần lâu không mặc phải giặt và phơi khô trước khi dùng.
  Nên mua quần lót làm từ sợi bông, thoáng khí, hút ẩm cao. Hạn chế mặc các quần bó chặt hay quần bò. Nên mặc các loại quần thoáng đãng.

Giữ vệ sinh cá nhân

  Đôi tay chúng ta chính là nơi cư trú lý tưởng của lượng lớn các vi khuẩn gây bệnh như Chlamydia, mycoplasma…Chúng có thể thông qua việc đi tiểu để xâm nhập vào niệu đạo và gây ra viêm nhiễm. Vì vậy nhất thiết bạn phải rửa tay thường xuyên, nhất là sau mỗi lần đi vệ sinh.
  Nên tắm rửa thường xuyên, song không khuyến khích tắm trong bồn để tránh lượng nước bẩn xâm nhập vào niệu đạo.

Nắm chính xác trình tự vệ sinh khu vực âm hộ và hậu môn

  Thường xuyên rửa âm hộ và hậu môn. Nên rửa từ âm hộ rồi mới tới hậu môn, không làm ngược lại. Nên sử dụng khăn và chậu rửa chuyên dụng, tránh cho vi khuẩn xâm nhập vào cửa niệu đạo.

Uống nhiều nước

  Nên uống nhiều các loại nước thanh nhiệt như trà hoa cúc, nước chanh,..., để tăng khả năng lợi tiểu, tránh việc nước tiểu quá ít, đậm đặc dẫn tới không thể tống xuất các vi khuẩn có hại ra khỏi niệu đạo.

Lựa chọn các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ, băng vệ sinh thích hợp

  Nhất định phải mua các sản phẩm có mác nhãn, tránh mua hàng kém chất lượng gây hại cho cơ thể.
  Thường xuyên thay băng vệ sinh nhằm ngăn ngừa sự sinh sản của vi khuẩn dẫn tới viêm nhiễm âm hộ và âm đạo.
  Nếu xuất hiện các triệu chứng ngứa âm hộ, ra nhiều huyết trắng nên lập tức đi khám phụ khoa.

Ngủ đủ giấc vầ sắp xêp cuộc sống vợ chồng hợp lý

  Hàng ngày phải đảm bảo giấc ngủ đủ giấc, không nên thúc khuya, tránh làm giảm sức đề kháng của cơ thể.
  Chú ý tần suất sinh hoạt vợ chồng, mỗi tuần không nên quá 3 lần vì khả năng viêm nhiễm niệu đạo sẽ tăng cao.

  Trên đây là những giới thiệu cơ bản của các chuyên gia Phòng khám phụ khoa Thiên Tâm chúng tôi về những thói quen trong sinh hoạt hằng ngày giúp chị em ngăn ngừa viêm âm đạo. Nếu bạn vẫn còn những thắc mắc có thể nhận tư vấn trực tiếp với các chuyên gia của chúng tôi. Ngoài ra, đăng ký qua mạng có thể được miễn phí đăng ký và được ưu tiên sắp xếp bác sĩ khám bệnh. Bạn cũng có thể gọi điện đến đường dây nóng: 01666.065.566 hoặc nhận tư vấn trực tiếp qua yahoo.

Nguyên nhân dẫn tới viêm niệu đạo

Viêm niệu đạo đối với người bệnh mà nói là một loại bệnh vô cùng phiền toái, thường gặp nhất là các triệu chứng tiểu gấp, tiểu nhiều...hoặc kèm theo tiết dịch nhầy ( có vết ở quần lót), có người còn thấy đau tức khó chịu bộ phận sinh dục, cảm giác đau sau khi đi tiểu hoặc sau khi quan hệ vợ chồng...Tuy nhiên rất nhiều người bệnh cũng khá chú ý vệ sinh sạch sẽ, tại sao vẫn mắc bệnh viêm niệu đạo? Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu chi tiết về vấn đề nguyên nhân gây ra viêm niệu đạo.
Nguyên nhân dẫn tới viêm niệu đạo

Nguyên nhân nào dẫn đến viêm niệu đạo?

Các chuyên gia phụ khoa của phòng khám Thiên Tâm cho biết, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới viêm niệu đạo:
  Đầu tiên: niệu đạo là đường nước phía dưới của cơ thể, nước tiểu có tác dụng ăn mòn và kích thích khá lớn, đây là một trong những nguyên nhân cơ bản nhất.
  Thứ hai là: thói quen thủ dâm, quan hệ quá nhiều, hút thuốc, uống rượu, mặc đồ lót quá chật, đạp xe trong thời gian dài...làm cho niệu đạo chịu áp lực, chịu tổn hại dẫn đến tụ máu cục bộ, thiếu máu, thiếu oxy trong máu...Làm giảm sức đề kháng của niêm mạc niệu đạo, dễ bị nhiễm khuẩn.
  Thứ ba là: nguyên nhân cơ bản là vi sinh vật xâm nhập vào niệu đạo. Những vi sinh vật đó chủ yếu là vi khuẩn lậu, mycoplasma, chlamydia, vi khuẩn candida, trichomonas và một số vi khuẩn tồn tại trong cơ thể con người...
 
   Thông qua những thông tin giới thiệu như trên, mọi người đã có cái nhìn đầy đủ hơn về nguyên nhân gây ra viêm niệu đạo, do đó để tránh sự phiền toái của bệnh viêm niệu đạo, các chuyên gia kiến nghị các bạn nhất định cần chú ý thói quen sinh họat tình dục và nên khám sức khoẻ định kỳ. Nếu bạn vẫn còn những thắc mắc có thể tư vấn trực tiếp với các chuyên gia của chúng tôi. Ngoài ra, đăng ký qua mạng có thể được miễn phí đăng ký và được ưu tiên sắp xếp bác sĩ khám bệnh. Bạn cũng có thể gọi điện đến đường dây nóng: 01666.065.566 hoặc tư vấn trực tiếp qua yahoo.

Triệu chứng tiểu buốt ở nữ có phải viêm niệu đạo không?

Tiểu buốt ở nữ có phải viêm niệu đạo không?

Do cấu tạo của niệu đạo của nam và nữ nhất là niệu đạo của nữ ngắn hơn so với nam giới, dễ bị vi khuẩn xâm nhập, ngoài ra mùa hè thường ra nhiều mồ hôi âm đạo bị ẩm ướt trong thời gian dài, sẽ dễ dẫn đến các bệnh về đường tiết niệu. Tiểu buốt không hoàn toàn là triệu chứng của viêm niệu đạo, tất nhiên viêm niệu đạo có triệu chứng này. Vì vậy khi phát hiện ra triệu chứng bệnh, không nên tự ý điều trị, tự mua thuốc về dùng, tránh tình trạng làm bệnh nặng hơn.
Triệu chứng tiểu buốt ở nữ có phải viêm niệu đạo không?

Viêm niệu đạo có những triệu chứng gì?

+ Viêm niệu đạo có thể ảnh hưởng đến bàng quang dẫn đến viêm bàng quang. Trong quá trình điều trị viêm niệu đạo , u sơ hóa có thể gây ra hẹp niệu đạo.
+ Tiểu nhiều lần, tiểu cấp dẫn đến co thắt nặng ở niệu đạo, khi kiểm tra có thể xuất hiện mủ và máu trong nước tiểu.
+ Niệu đạo bị kích thích không có biểu hiện rõ ràng như giai đoạn mãn tính, một số bệnh nhân không có triệu chứng này.

Vậy nên làm gì khi bị tiểu buốt ?

Nếu triệu chứng này diễn ra trong khoảng thời gian dài nên đi kiểm tra, bởi vì kéo dài có thể dẫn đến nhiễm trùng niệu đạo. Bạn có thể đến bệnh viện làm xét nghiêm, siêu âm để biết chính xác về nguyên nhân nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm niệu đạo cũng như viêm âm đạo.

  Trên đây là những giới thiệu cơ bản của các chuyên gia phòng khám phụ khoa Thiên Tâm chúng tôi về triệu chứng tiểu buốt ở nữ giới có phải là viêm niệu đạo không. Nếu bạn vẫn còn những thắc mắc có thể nhận tư vấn trực tiếp với các chuyên gia của chúng tôi. Ngoài ra, đăng ký qua mạng có thể được miễn phí đăng ký và được ưu tiên sắp xếp bác sĩ khám bệnh. Bạn cũng có thể gọi điện đến đường dây nóng: 01666.065.566 hoặc nhận tư vấn trực tiếp qua yahoo
 
Design by: Nguyễn Bảo Ngọc - Nghe Quick and Snow Show Online - Bán tên miền giá rẻ