Hiển thị các bài đăng có nhãn Kinh nguyệt không đều. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Kinh nguyệt không đều. Hiển thị tất cả bài đăng

16 thg 10, 2012

Vệ sinh kinh nguyệt ở trẻ gái vị thành niên như thế nào?

Vệ sinh kinh nguyệt ở trẻ gái vị thành niên như thế nào?Trước hết các em cần hiểu biết kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường, người con gái nào cũng phải trải qua để sẵn sàng đón nhận nó, không sợ hãi, lo lắng khi lần đầu tiên thấy chảy máu từ bộ phận sinh dục. Lúc này tốt hơn cả là các em thông báo cho mẹ hay chị gái lớn để nhận được lời giải thích và lời khuyên cần thiết.




Read More Trong những ngày có kinh, các em cần giữ vệ sinh cơ thể, đặc biệt vệ sinh bộ phận sinh dục bằng cách đóng băng vệ sinh và thường xuyên thay băng khi máu thấm nhiều. Mỗi lần thay băng cần phải rửa sạch bộ phận sinh dục bên ngoài bằng nước sạch và xà phòng; không được xịt nước vào bên trong cửa mình hoặc cho ngón tay vào rửa trong đó. 

Cần chú ý rửa bộ phận sinh dục trước rồi mới chuyển sang rửa vùng hậu môn và không bao giờ dùng tay đã rửa ở phía sau (phía hậu môn) để rửa vùng sinh dục phía trước nhằm tránh đưa vi khuẩn vào vùng sinh dục. Nên dùng vòi tia nước hay gáo dội, không nên rửa bằng cách ngâm trong chậu. Sau khi rửa dùng khăn sạch thấm khô rồi mới đóng khăn vệ sinh mới. Hiện nay một số các em dùng loại băng vệ sinh đặt sâu trong âm đạo để cuộn băng hút máu và dịch, sẽ thuận tiện hơn vì máu không chảy ra ngoài và ít bị vướng nhưng cần hết sức cẩn thận nếu không rút ra thay kịp thời hoặc bỏ quên trong đó. Ngoài việc gìn giữ vệ sinh khi có kinh, trong những ngày này các em nên làm việc nhẹ, không tập các môn thể thao nặng nề, không bơi lội, ăn uống đủ chất dinh dưỡng và giữ cho tinh thần thanh thản, không lo nghĩ, không để những điều không hay tác động gây khó chịu, giận dữ.

 Nếu đau bụng dưới nhẹ thì chỉ cần nằm nghỉ khi đau, có thể chườm ấm vùng bụng dưới. Nếu đau nhiều, thực sự khó chịu thì có thể uống 1-2 viên thuốc giảm đau loại paracetamol (mỗi viên 500 mg) nhưng tốt nhất là nên đi khám để thầy thuốc chọn loại thuốc phù hợp nhất.

 Trường hợp các em bị rong kinh, máu ra ít một nhưng kéo dài nhiều ngày rất khó chịu và gây mệt mỏi, có khi thiếu máu cũng nên đi khám để thầy thuốc cấp đơn điều trị. Nên biết rằng các thuốc dùng điều trị rong kinh của vị thành niên hầu hết là các thuốc có chứa hormon sinh dục và để cho dễ và tiện sử dụng, thầy thuốc thường ghi cho các em dùng một loại viên thuốc tránh thai nào đó sẵn có trên thị trường và phù hợp với tình trạng rối loạn kinh của em đó. (Để gây vòng kinh nhân tạo trong trường hợp vô kinh nguyên phát hay thứ phát cũng có thể như vậy). Nhiều em và nhất là gia đình các em thường rất thắc mắc khi thấy con em mình được cấp đơn dùng thuốc như vậy nếu không được phân tích và giải thích rõ ràng. 

 Nếu không may có em nào bị băng kinh thì nên được đưa đến bệnh viện sớm để điều trị. Nhiều trường hợp bị băng kinh vào viện đã được dùng thuốc chứa hormon tiêm, mang đến kết quả rất ngoạn mục nhưng trên thực tế, không ít trường hợp các em vào viện lại quá muộn, cơ thể gầy sút, xanh xao vì thiếu máu nặng đã phải truyền máu gây tốn kém và việc chăm sóc, điều trị còn phức tạp hơn nhiều.

 Trên đây là những giới thiệu cơ bản của các chuyên gia Phòng khám phụ khoa Thiên Tâm về vệ sinh kinh nguyệt ở trẻ gái vị thành niên. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc gì, có thể tư vấn trực tiếp với các chuyên gia. Ngoài ra, đăng ký qua mạng có thể được miễn phí đăng ký khám bệnh. Có thể được ưu tiên sắp xếp bác sĩ khám bệnh hoặc bạn có thể gọi đến đường dây nóng: 01666.065.566 cũng có thể tư vấn trực tiếp qua yahoo.

Rong kinh tuổi dậy thì

Rong kinh tuổi dậy thì

 Mỗi kỳ kinh ra máu thường kéo dài từ 3-4 ngày, khi kinh kéo dài trên 7 ngày thì gọi là rong kinh. Lượng máu mất trung bình cho mỗi kỳ kinh là khoảng 50-100g. Rong huyết là sự ra huyết âm đạo bất thường mà không liên quan đến chu kỳ kinh.



Read More Ở tuổi dậy thì, chu kỳ kinh thường không đều, khi dài khi ngắn hoặc mất kinh hoặc rong kinh. Nguyên nhân là do vòng kinh không có rụng trứng vì sự điều chỉnh nội tiết của vỏ não xuống buồng trứng hay sự hoạt động của buồng trứng chưa ổn định. Khi đến tuổi trưởng thành, tình trạng rối loạn kinh nguyệt sẽ được cải thiện vì hệ thống điều chỉnh nội tiết từ vỏ não xuống buồng trứng đã hoàn chỉnh.

 Cơ thể phát triển bình thường, vòng kinh đều đặn và ổn định là yếu tố vô cùng quan trọng đối với khả năng sinh sản của phụ nữ. Chu kỳ kinh quá dài hay quá ngắn cũng gây khó khăn cho việc thụ thai. Chu kỳ kinh kéo dài gây bất tiện cho sinh hoạt hằng ngày. Đó cũng là giai đoạn nhạy cảm của cơ thể. Vi khuẩn dễ tấn công gây nên những bệnh viêm nhiễm “vùng kín” như: viêm âm đạo, u màng trong tử cung, viêm buồng trứng… Nếu lượng máu trong những ngày có kinh mất đi quá nhiều sẽ gây thiếu máu, cơ thể sẽ dễ mệt mỏi, cáu gắt, khó chịu. Vì thế, nên thường xuyên theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình. Khi vòng kinh dài, ngắn bất thường hay lượng máu mất đi trong những ngày có kinh quá nhiều, hãy đi khám bác sĩ ngay. Nếu để quá lâu sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ cũng như khả năng sinh sản.

 Hiện tượng ra kinh kéo dài cũng là một biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt. Do đó bạn nên đi khám sớm và uống thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ. Bạn cũng nên đi khám lại sau khi hết thuốc. Qua thăm khám và hỏi tình hình cụ thể, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp với tình trạng của bạn. Bạn không nên tự ý dùng các thuốc điều kinh, vì hầu hết các thuốc này đều là thuốc nội tiết, dùng không đúng cách sẽ gây hại cho sức khỏe.

 Bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bạn nên bổ sung vào thành phần bữa ăn hằng ngày các nhóm thực phẩm giàu vitamin nhóm B như: cá, thịt bò, trứng, sữa, pho mát… Nên ăn nhiều các loại rau và hoa quả, đặc biệt là những loại rau quả có màu đỏ đậm như: cà chua, cà rốt… Hạn chế dùng các loại đồ ăn nhiều chất béo và các loại nước uống có chất kích thích như: rượu, bia, cà phê, thuốc lá…

 Trên đây là những giới thiệu cơ bản của các chuyên gia Phòng khám phụ khoa Thiên Tâm về rong kinh tuổi dậy thì. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc gì, có thể tư vấn trực tiếp với các chuyên gia. Ngoài ra, đăng ký qua mạng có thể được miễn phí đăng ký khám bệnh. Có thể được ưu tiên sắp xếp bác sĩ khám bệnh hoặc bạn có thể gọi đến đường dây nóng: 01666.065.566 cũng có thể tư vấn trực tiếp qua yahoo.

Nguyên nhân Kinh nguyệt có màu nâu

Kinh nguyệt có màu nâuNhiều chị em khi đến cuối kỳ kinh nguyệt thường thấy có những đốm màu nâu mà không biết vì sao, có phải do viêm nhiễm phụ khoa hay có vấn đề gì đó với tử cung của bạn?. Những đốm máu nâu đó xuất hiện được coi là dấu hiệu báo trước những ngày đèn đỏ khó chịu của bạn đã ở những ngày cuối cùng.



Read More  Ngoài ra, nếu như bạn bị trễ kinh thì đó có thể là dấu hiệu bạn đang mang thai. Nếu đúng như vậy bạn nên dùng que thử thai để xác định có đúng bạn đã mang thai không.
  Một lý do khác cũng có thể khiến những đốm máu màu nâu xuất hiện là dùng thuốc tránh thai cơ thể có sự thay đổi về mức độ kích thích tố cũng như thay đổi hoóc-môn trong cơ thể. Hiện tượng này thường thấy trong tháng đầu tiên sau khi bạn uống thuốc tránh thai.
  Cũng có thể do bạn bị tăng giảm trọng lượng quá nhanh chóng trong một thời gian ngắn cũng có thể gây ra một số những thay đổi nội tiết và khiến bị xuất huyết giữa 2 kỳ kinh.
  Một sự thay đổi đột ngột trong chế độ ăn uống cũng có thể là thủ phạm đáng ngờ vì chúng có thể tước đi của cơ thể những chất dinh dưỡng quen thuộc.
  Ngoài ra, uống rượu quá mức hoặc uống cà phê quá nhiều cũng có thể khiến bạn phải đối mặt với tình trạng này.
  Một lý do hiếm gặp hơn nhưng cũng có thể làm cho các đốm máu nâu xuất hiện sau thời gian đèn đỏ là việc sử dụng một số loại thuốc nhất định, đặc biệt là thuốc làm loãng máu. Những thuốc này có thể ảnh hưởng xấu đến máu kinh nguyệt.
  Ngoài ra, một khối u, bướu thịt lành tính tăng trưởng trên cổ tử cung hoặc trong tử cung cũng có thể là thủ phạm khiến bạn bị xuất huyết không đều và gây nên những đốm máu nâu.
  Nếu bạn đang gặp bất cứ sự căng thẳng kéo dài cũng có thể là lý do khiến các đốm máu nâu xuất hiện. Theo đó, bạn nên tránh làm việc căng thẳng.
  Nếu như trong những ngày đèn đỏ mà kèm lẫn cả máu tươi và những đốm nâu này thì tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ sớm vì những đốm máu nâu này bình thường chỉ được thải ra vào những ngày kết thúc của ngày đèn đỏ. Hoặc những đốm máu nâu này tuy không gây đau đớn và khó chịu cho bạn nhưng nó không dừng lại ở 1, 2 ngày sau đó mà cứ tiếp tục trong thời gian dài sau đó.
  Những đốm máu nâu xả vào những ngày đèn đỏ có thể được coi là hiện tượng bất thường nếu có mùi khó chịu vì có thể vùng kín đã bị viêm nhiễm. Vì thế, cách tốt nhất là bạn nên đi khám bác sĩ và điều trị sớm nhất.
  Trên đây là những giới thiệu cơ bản của các chuyên gia Phòng khám phụ khoa Thiên Tâm chúng tôi về máu có màu nâu trong những ngày cuối của kinh nguyệt. Nếu bạn vẫn còn những thắc mắc có thể nhận tư vấn trực tiếp với các chuyên gia của chúng tôi. Ngoài ra, đăng ký qua mạng có thể được miễn phí đăng ký và được ưu tiên sắp xếp bác sĩ khám bệnh. Bạn cũng có thể gọi điện đến đường dây nóng: 01666.065.566 hoặc nhận tư vấn trực tiếp qua yahoo.

Cách để trì hoãn một chu kỳ kinh nguyệt

 Trì hoãn chu kỳ kinh nguyệt không chỉ giúp làm giảm lưu lượng máu nặng mà nó còn làm cho các hiện tượng như chuột rút, đầy hơi, đau đầu bớt nghiêm trọng và trở nên dễ chịu hơn.

cach-de-tri-hoan-mot-chu-ky-kinh-nguyet


Read MoreBước 1:
- Tập thể dục thường xuyên hơn trong và sau thời gian chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Bạn nên kết thân với những bài tập thể dục bất kỳ giúp cải thiện nhịp tim của bạn, bao gồm thể dục nhịp điệu, chạy nhằm tác động lên hệ tim mạch.
- Tập thể dục không chỉ làm giảm triệu chứng chuột rút nghiêm trọng mà nó có thể làm chậm chu kỳ kinh nguyệt của bạn và giảm lưu lượng máu kinh nguyệt.
Bước 2:
- Kết hợp một muỗng dấm rượu táo nguyên chất với một cốc nước. Dấm táo là một phương thuốc vi lượng đồng căn giúp tốt nhất được sử dụng sau khi bạn bắt đầu thời kỳ của bạn.
- Bắt đầu uống hỗn hợp này khi bắt đầu ngày đầu tiên trong ngày đèn đỏ của bạn và cứ thế  tiếp tục uống cho đến khi chu kỳ kinh nguyệt của bạn kết thúc.
Bước 3:
- Cắt giảm lượng đường của bạn và loại bỏ đường hoàn toàn từ chế độ ăn uống trong chu kỳ kinh nguyệt. Điều này sẽ giúp làm chậm chu kỳ kinh nguyệt của bạn.
Bước 4:
- Thư giãn cơ thể trong một bồn tắm nước nóng ít nhất 15-30 phút.
Bước 5:
- Ăn một muỗng mật đường (chất lỏng sẫm màu, đặc và dính, có được khi tinh chế đường) khi bạn thức dậy vào buổi sáng và uống một muỗng thứ hai vào ban đêm, trước khi đi ngủ.
- Bạn có thể tìm mật đường tại các cửa hàng y tế hoặc các cửa hàng thực phẩm. Đây là biện pháp dân gian phổ biến làm giảm bớt lượng máu kinh nguyệt.
 Trên đây là những giới thiệu cơ bản của các chuyên gia Phòng khám phụ khoa Thiên Tâm chúng tôi về các bước để trì hoãn một chu kỳ kinh nguyệt. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc có thể nhận tư vấn trực tiếp với các chuyên gia của chúng tôi. Ngoài ra, đăng ký qua mạng có thể được miễn phí đăng ký và được ưu tiên sắp xếp bác sĩ khám bệnh. Bạn cũng có thể gọi điện đến đường dây nóng: 01666.065.566 hoặc nhận tư vấn trực tiếp qua yahoo.

Kinh nguyệt không đều có ảnh hưởng tới sức khỏe không?

Tôi năm nay 28 tuổi, chưa có gia đình. Gần đây tôi có hiện tượng kinh nguyệt không đều, đã 2 tháng nay liên tiếp có kinh tới 4 lần (2 lần/tháng). Không biết điều này có ảnh hưởng tới sức khỏe hay không? 

Phạm Thị Thùy (Thái Nguyên)

Chu kì kinh nguyệt bình thường của phụ nữ trong độ tuổi sinh sản là 28+/-3 ngày. Nguyên nhân của hiện tượng máu ra bất thường ở tử cung đối với phụ nữ chưa có gia đình thường rơi vào 2 nhóm chính: ra máu kèm những vòng kinh có phóng noãn và ra máu bất thường kèm những vòng kinh không phóng noãn.
Kinh nguyệt không đều có ảnh hưởng tới sức khỏe không
Trường hợp máu ra bất thường ở những vòng kinh có phóng noãn là khi có rối loạn kinh nguyệt mà chu kì kinh vẫn đều và kéo dài, nguyên nhân thường là do những bất thường ở tử cung như lạc nội mạc tử cung, nhân xơ, polip hay do dính buồng tử cung, hẹp cổ tử cung.
Trường hợp chảy máu bất thường xảy ra không đều còn có thể do những rối loạn cơ năng do sự không chín của nang noãn kèm theo không phóng noãn. Rối loạn kinh nguyệt loại này thường là do rối loạn nội tiết tố ở nữ, cụ thể là sự suy giảm ostrogen giữa chu kì, cũng có thể gặp ở bệnh buồng trứng đa nang.
Để xác định nguyên nhân của rối loạn kinh nguyệt, bạn có thể đi khám phụ khoa để siêu âm, xét nghiệm, đồng thời theo dõi chu kì kinh và cung cấp thông tin chính xác cho bác sĩ, để bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị cụ thể, hiệu quả.
Trên đây là những giới thiệu cơ bản của các chuyên gia Phòng khám phụ khoa Thiên Tâm chúng tôi về những thói quen trong sinh hoạt hằng ngày giúp chị em ngăn ngừa viêm âm đạo. Nếu bạn vẫn còn những thắc mắc có thể nhận tư vấn trực tiếp với các chuyên gia của chúng tôi. Ngoài ra, đăng ký qua mạng có thể được miễn phí đăng ký và được ưu tiên sắp xếp bác sĩ khám bệnh. Bạn cũng có thể gọi điện đến đường dây nóng: 01666.065.566 hoặc nhận tư vấn trực tiếp qua yahoo.

Có cách nào làm hết đau bụng kinh mà không phải uống thuốc không?

Em chào bác sĩ ạ, Em năm nay 25 tuổi chưa có gia đình. Cứ mỗi lần tới chu kỳ kinh nguyệt là em bị đau bụng và nôn nữa. Em định uống thuốc giảm đau nhưng lại sợ lạm dụng thuốc nhiều không tốt cho sau này. Vậy có cách nào làm hết đau mà không phải uống thuốc không BS? Em sợ mỗi lần đến chu kỳ là em không chịu được. Em cảm ơn bác sĩ ạ. (Nguyen Saon -  uocmo...@yahoo.com)

Có cách nào làm hết đau bụng kinh mà không phải uống thuốc không?

 Trả lời:

Chào em,
Các nguyên nhân gây đau bụng kinh là: tử cung co thắt không bình thường, lạc nội mạc tử cung, u dưới niêm mạc tử cung, cổ tử cung hẹp, dính khoang tử cung...

Thuốc uống trong điều trị đau bụng kinh gồm:

-         Thuốc có progestagen: Progestagen có tác dụng làm giãn cơ của tử cung, ức chế sự co bóp của tử cung, nhờ đó giảm nguy cơ đau đớn (phải có chỉ định của bác sĩ).
-         Thuốc kháng viêm: ức chế quá trình hợp thành các prostaglandin, loại thuốc này làm giảm việc sản sinh prostaglandin; hoặc gián đoạn sự kết hợp giữa prostaglandin với các chất khác, từ đó đạt đến hiệu quả giảm đau. Thuốc này dùng kéo dài có thể gây viêm loét dạ dày tá tràng.

Ngoài ra, để giảm đau khi đang hành kinh em có thể áp dụng các cách sau:

-         Chườm nóng vùng bụng dưới bằng khăn đắp nước ấm.
-         Đắp gừng tươi đã giã nát hoặc cắt lát mỏng 5-7 phút.
-         Dán cao hoặc xoa dầu
-         Massage nhẹ nhàng và thường xuyên vùng bụng dưới.
Trong những ngày đầu có kinh nên ăn thức ăn dễ tiêu hóa. Nếu đau bụng kinh kéo dài nhiều năm thì em nên đi khám để loại trừ các bệnh lý nhé.
Chúc em mau chóng khắc phục được tình trạng này!
 
Trên đây là những giới thiệu cơ bản của các chuyên gia Phòng khám phụ khoa Thiên Tâm chúng tôi về những thói quen trong sinh hoạt hằng ngày giúp chị em ngăn ngừa viêm âm đạo. Nếu bạn vẫn còn những thắc mắc có thể nhận tư vấn trực tiếp với các chuyên gia của chúng tôi. Ngoài ra, đăng ký qua mạng có thể được miễn phí đăng ký và được ưu tiên sắp xếp bác sĩ khám bệnh. Bạn cũng có thể gọi điện đến đường dây nóng: 01666.065.566 hoặc nhận tư vấn trực tiếp qua yahoo.

Xuất huyết âm đạo dài ngày ở phụ nữ trên 40 tuổi

Với người phụ nữ trên 40 tuổi có ra huyết âm đạo kéo dài trên 7 ngày là bất thường. Khi đó bác sĩ cần xác định huyết ra từ lòng tử cung, từ cổ tử cung hay từ niêm mạc thành âm đạo. Với những người đã sinh con chỉ cần đặt mỏ vịt vào âm đạo là có thể xác định được điều này.

Xuất huyết âm đạo dài ngày ở phụ nữ trên 40 tuổi
Read More
- Nếu huyết ra từ lòng tử cung: có thể do những sang thương ở niêm mạc tử cung, thân tử cung hoặc do rối loạn về nội tiết. Người phụ nữ trên 40 tuổi ra huyết kéo dài nên được nạo sinh thiết để loại trừ nguyên nhân ung thư nội mạc tử cung.
- Nếu huyết ra từ cổ tử cung: có thể do những sang thương nằm trên cổ tử cung như viêm, polype, ung thư …
- Ít gặp hơn là huyết chảy từ niêm mạc thành âm đạo: do những sang thương nằm trên niêm mạc âm đạo.
 Bên cạnh việc khám lâm sàng, siêu âm đầu dò âm đạo quan sát kỹ tử cung và hai phần phụ giúp ích rất nhiều trong chẩn đoán. Khi siêu âm cần đánh giá: kích thước tử cung, mật độ cơ tử cung, độ dày niêm mạc tử cung, quan sát phần phụ, kích thước hai buồng trứng, xem có u nang buồng trứng hay không, mô tả tính chất u nang nếu có.
 Nang buồng trứng nằm trong ổ bụng người phụ nữ, có thể tiết nội tiết gây ra huyết bất thường, nhưng không phải nang buồng trứng bể gây ra huyết âm đạo. Nếu nang buồng trứng vỡ sẽ gây thoát dịch vào trong ổ bụng và đau bụng.
 Vì vậy nếu thấy có biểu hiện gì bất thường bạn cần phải đi khám và làm một số xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán và điều trị thích hợp.
  Trên đây là những giới thiệu cơ bản của các chuyên gia Phòng khám phụ khoa Thiên Tâm về xuất huyết âm đạo dài ngày ở phụ nữ trên 40 tuổi. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc gì, có thể tư vấn trực tiếp với các chuyên gia. Ngoài ra, đăng ký qua mạng có thể được miễn phí đăng ký khám bệnh. Có thể được ưu tiên sắp xếp bác sĩ khám bệnh hoặc bạn có thể gọi đến đường dây nóng: 01666.065.566 cũng có thể tư vấn trực tiếp qua yahoo.

Những điều cần làm khi bạn bị chảy máu nhiều trong kỳ kinh nguyệt

Chảy máu quá nhiều có thể thể dẫn đến mất nước và mất chất dinh dưỡng thiết yếu từ cơ thể. Vì vậy, tốt hơn hết bạn nên uống nhiều nước, kể cả nước ép trái cây và các loại thức ăn giàu vitamin và khoáng chất.Các loại rau xanh như rau bina, bông cải xanh, cần tây và rau diếp đặc biệt hữu ích, vì chúng là những nguồn thực phẩm tự nhiên rất giàu chất sắt, một chất dinh dưỡng giúp duy trì một mức độ hemoglobin trong máu bình thường và do đó ngăn chặn sự suy yếu và kiệt sức.Những điều cần làm khi bạn bị chảy máu nhiều trong kỳ kinh nguyệt

Read More
 Trứng, các sản phẩm đậu nành, thịt và hải sản cũng là những nguồn giàu chất sắt mà bạn nên ăn để loại trừ khả năng bị thiếu máu do để mennorhagia.
 Ngoài ra, chị em nên bổ sung các nguồn vitamin C tự nhiên như ổi, dâu tây,trái cây họ cam quýt… trong chế độ ăn uống của mình.
 Bổ sung vitamin K cũng được cho là làm giảm chảy máu kinh nguyệt. Vitamin K có nhiều trong các rau lá xanh như rau cải xoăn, súp lơ xanh, kiwi, bơ… Đồng thời tránh các thức uống chứa caffeine như cà phê hay nước ngọt có ga.
 Chị em có thể uống vài chén trà thảo dược mỗi ngày, đặc biệt là trong suốt những ngày này để giảm căng thẳng và đau đớn gây ra chảy máu kinh nguyệt nhiều.
 Tốt nhất là nên tránh dùng thuốc giảm đau, trừ khi bạn không thể chịu nổi những cơn đau. Bạn có thể thực hiện một vài động tác xoa bóp và thể dục nhẹ nhàng để giảm bớt cơn đau. Việc chườm bằng nước ấm cũng rất có hiệu quả để giảm nhẹ khó chịu nơi vùng bụng.
 Theo lời khuyên của các chuyên gia y tế thì những chị em có lối sống vận động, năng động sẽ ít gặp vấn đề này hơn những chị em thụ động. Vậy nên, hãy dành ít nhất một giờ mỗi ngày để tập thể dục, chẳng hạn như chạy bộ, thể dục nhịp điệu, bơi lội, yoga.
Trên đây là những giới thiệu cơ bản của các chuyên gia Phòng khám phụ khoa Thiên Tâm chúng tôi về cách khắc phụ hiện tượng kinh nguyệt ra nhiều. Nếu bạn vẫn còn những thắc mắc có thể nhận tư vấn trực tiếp với các chuyên gia của chúng tôi. Ngoài ra, đăng ký qua mạng có thể được miễn phí đăng ký và được ưu tiên sắp xếp bác sĩ khám bệnh. Bạn cũng có thể gọi điện đến đường dây nóng: 01666.065.566 hoặc nhận tư vấn trực tiếp qua yahoo.

Mẹo nhỏ làm dịu những khó chịu ngày đèn đỏ

 Mỗi lần đến chu kỳ hành kinh các bạn gái thường có các triệu chứng đau bụng dữ dội kèm theo cảm giác buồn nôn hoặc nôn, đôi khi còn nôn ra máu gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, công việc và sinh hoạt. Vậy có cách nào để giảm thiểu những rắc rối riêng tư này?


Mẹo nhỏ làm dịu những khó chịu ngày đèn đỏ
Read More

Giảm đau bụng kinh:

- Dễ nhất là lấy một chai nước nóng và bọc qua một cái khăn sau đó áp chai nước này trực tiếp lên chỗ đau, cảm giác khó chịu ngày đèn đỏ sẽ được cải thiện.
- Hiện nay, ở các siêu thị và các hiệu thuốc có bán loại túi sưởi dùng cho mùa đông, rất tiện, khi cần chỉ việc cắm điện khoảng 10 phút là chườm được.
- Cơn đau xuất hiện do sự co cơ trơn ở cổ tử cung, chỉ cần có hơi nóng từ bên ngoài truyền vào làm giãn cơ, tức thì cơn đau sẽ bị đẩy lùi. Người nào da mỏng hoặc quá mẫn cảm có thể thay túi chườm bằng miếng gừng tươi xắt lát đặt lên bụng. Tinh dầu gừng cũng có tác dụng giãn mạch làm giảm đau.
- Khi cơn đau nặng và kéo dài có thể mua một nắm ngải cứu tươi về rửa sạch, đun sôi chắt lấy nước rồi cho gạo vào nấu cháo. Sỡ dĩ ngải cứu có tác dụng giảm đau vì trong nó chất ức chế prostaglandin là tác nhân gây đau.
- Cũng có thể lấy rau sam tươi, giã (hoặc ép) lấy nước. Dùng nước ấy ăn cùng trứng gà luộc trong vài ngày cũng có tác dụng giảm đau, điều hòa kinh nguyệt.
- Hoặc ngâm mộc nhĩ đen (không dùng mộc nhĩ trắng) cho nở rồi nấu chín, tra thêm đường cát, ăn nóng mỗi ngày một lần, ăn liền trong mấy ngày đèn đỏ.
- Với những trường hợp phải đi công tác xa hoặc không có điều kiện áp dụng các phương pháp trên, phải dùng thuốc giảm đau thì tuyệt đối không uống thuốc aspirin vì thuốc này có thể làm tăng chảy máu.
- Thuốc ibuprofen (Motrin, Advil…) chữa đau bụng kinh công hiệu hơn aspirin.

Chữa tắc kinh:

- Với phụ nữ, không gì khó chịu bằng đến đúng chu kỳ mà bụng đau, ngực tức trong khi kinh vẫn án binh bất động không chịu ra. Cảm giác khó chịu là một chuyện, theo sau nó là rất nhiều hệ luỵ liên quan đến việc “kế hoạch”.
- Kinh nghiệm dân gian là uống một đến hai cốc nước dừa tươi sẽ giúp tăng tuần hoàn máu và lợi tiểu.
- Sau đó kinh sẽ ra dễ dàng và có màu sắc tươi hơn. Có người thay nước dừa bằng uống một cốc bia tươi, cũng có tác dụng đẩy kinh ra nhanh không bị ứ trệ.
- Hoặc khi gần đến ngày đèn đỏ, nấu chè đậu xanh (đã bỏ vỏ) với đường trắng ăn liên tục trong mấy ngày. Món này có công dụng giải nhiệt, thông kinh, giảm đau, chữa đau đầu khi bị kinh nguyệt.

Chữa rong kinh:

- Bình thường, mỗi tháng phụ nữ treo đèn đỏ từ ba đến năm ngày. Thỉnh thoảng, có người “treo” đến một tuần, mười ngày hoặc nửa tháng. Những trường hợp này y học gọi là hiện tượng rong kinh.
- Những người bị rong kinh thường kèm theo triệu chứng thiếu máu do thiếu chất sắt. Kỳ kinh kéo dài sẽ làm bạn dễ mệt mỏi, không hoạt động thể chất được, hơi thở ngắn, nhức đầu, chóng mặt…
- Dân gian có một bài thuốc khá hiệu nghiệm là: Lấy khoảng 70 gam thịt nạc xay nhuyễn, nấu chín dùng một bó rau ngổ, ăn mỗi ngày một lần, trong hai ba ngày là cảnh “mưa dầm” sẽ chấm dứt.
- Tuy nhiên, để tránh hiện tượng rong kinh tái phát, trong những ngày đèn đỏ bạn không nên ăn những gia vị nóng như tiêu, ớt, không dùng những đồ uống kích thích như cà phê, rượu bia. Kiêng làm việc nặng.
- Tránh stress. Nghỉ ngơi đầy đủ và uống bù viên sắt nếu thấy hoa mắt, chóng mặt, da xanh xao.
- Với những trường hợp có chu kỳ kinh nguyệt quá bất thường, không đều kéo dài (5 tháng trở lên), bạn nên đi khám phụ khoa. Nên ghi rõ những ngày bắt đầu có kinh vào một lịch nhỏ.
- Cũng vậy, nếu kinh bị ra quá nhiều hoặc khi có kinh bị đau bụng dữ dội và kéo dài, thậm chí đã uống thuốc mà không hết.
 Bác sĩ có thể cần phải làm nhiều xét nghiệm sau khi khám bệnh, để tìm ra nguyên nhân chứng rối loạn kinh nguyệt của bạn để chữa trị đúng cách.
 Trên đây là những giới thiệu cơ bản của các chuyên gia Phòng khám phụ khoa Thiên Tâm về mẹo nhỏ làm dịu những khó chịu ngày đèn đỏ. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc gì, có thể tư vấn trực tiếp với các chuyên gia. Ngoài ra, đăng ký qua mạng có thể được miễn phí đăng ký khám bệnh. Có thể được ưu tiên sắp xếp bác sĩ khám bệnh hoặc bạn có thể gọi đến đường dây nóng: 01666.065.566 cũng có thể tư vấn trực tiếp qua yahoo.

Đau bụng kinh kỳ

  Đau bụng kinh có nhiều mức độ, một số chỉ cảm thấy đau âm ỉ ở bụng dưới hay sau lưng, nhiều người khác lại có những cơn đau quặn dữ dội. Đau nhiều nhất vào lúc bắt đầu hành kinh. Cũng có thể kèm theo cảm giác buồn nôn và nôn.

Đau bụng kinh kỳ
Read More
  Đau bụng kinh rất hay gặp nhưng phần lớn nhẹ và không cần điều trị. Với vị thành niên gái thì đau bụng kinh đôi khi là nguyên nhân khiến các em phải nghỉ học. Bản thân đau bụng kinh không gây nguy hiểm cho sức khoẻ nhưng có thể là triệu chứng của một bệnh chính nào đó.

  Nguyên nhân đau bụng kinh chưa rõ lắm nhưng có liên quan đến các trạng thái như: viêm nhiễm, táo bón, chấn động tâm lý, mất thăng bằng về hormôn và sự tăng cao nồng độ Prostaglandin (gây co thắt tử cung, ức chế sự cung cấp oxygen cho tử cung và làm tăng độ nhạy cảm thần kinh). Lạc nội mạc tử cung là một nguyên nhân cần nghĩ đến khi đau bụng kinh kéo dài và nặng hơn trước.

  Nếu đau mới bắt đầu trong vòng 3 năm kể từ khi bắt đầu có kinh thì gọi là đau bụng kinh nguyên phát. Thể đau bụng kinh này được cho là do những thay đổi bình thường về hormôn trong khi hành kinh và có thể tồn tại trong suốt những năm sinh đẻ của người phụ nữ nhưng đôi khi đau bụng kinh nguyên phát tự nhiên hết sau khi sinh con.

  Nếu kinh nguyệt đau ở phụ nữ đã từng có chu kỳ kinh bình thường hơn 3 năm thì gọi là kinh nguyệt đau thứ phát. Thể đau bụng kinh này thường gặp nhiều hơn và do một bệnh chính nào đó như lạc nội mạc tử cung, nhiễm khuẩn tiểu khung hay u sơ tử cung.

  Thuốc giảm đau thông thường như aspirin, ibuprofen có thể có tác dụng tốt với những trường hợp đau bụng kinh nhẹ hay trung bình; cũng có thể có những thuốc khác để giảm đau như dùng thuốc tránh thai hoặc chống prostaglandine (chất gây tử cung co bóp). Với mất kinh thứ phát, cần tìm ra nguyên nhân chính đau bụng kinh. Vận động nhẹ nhàng, tắm nóng có thể giúp giảm đau.
 Cần đi khám bác sĩ phụ khoa nếu bị đau bụng kinh sau nhiều năm vẫn hành kinh không đau hoặc thấy đau hơn so với trước đây.

  Trên đây là những giới thiệu cơ bản của các chuyên gia Phòng khám phụ khoa Thiên Tâm về đau bụng kinh kỳ. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc gì, có thể tư vấn trực tiếp với các chuyên gia. Ngoài ra, đăng ký qua mạng có thể được miễn phí đăng ký khám bệnh. Có thể được ưu tiên sắp xếp bác sĩ khám bệnh hoặc bạn có thể gọi đến đường dây nóng: 01666.065.566 cũng có thể tư vấn trực tiếp qua yahoo.

"Đèn đỏ" thất thường chị em nên ăn gì?

Rất nhiều chị em than phiền ngày “đèn đỏ” không cố định khiến họ bị động trong chuyện kế hoạch hóa gia đình. Để ở thế chủ động, phụ nữ ngoài việc uống thuốc điều kinh thì liệu pháp ăn uống cũng góp phần điều hòa kinh nguyệt.

alt
Read More

Cháo ích mẫu

  Gạo tẻ ngon 50g, ích mẫu 120g, đường đỏ và nước đủ dùng. Ích mẫu rửa sạch, cắt nhỏ cho vào nồi đổ sâm sấp nước đun trong vòng 30 phút, sau đó vớt bỏ bã chỉ lấy nước, gạo tẻ vo sạch cho vào nồi nước ích mẫu nấu nhừ thành cháo, cho đường vào là dùng được.
  Nên ăn vào buổi sáng sớm, ăn liên tục trong 5 ngày.
  Món cháo ích mẫu có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, bổ trung ích khí. Những người kinh nguyệt không đều, bế kinh, rong kinh, đau bụng khi hành kinh nên dùng.

Nước hoa hồng đường đỏ

  Hoa hồng 10g, đường đỏ 30g, nước đủ dùng. Hồng hoa rửa sạch, cho vào nồi, đổ đường đỏ, nước cháo sắc trong vòng 30 phút, bỏ bã chắt lấy nước.
  Mỗi ngày nên uống một lần và uống liên tục trong 5 ngày.

  Nước hồng hoa và đường đỏ có công dụng hòa huyết tán ứ, chữa đau bụng, đầy hơi, điều kinh. Những trường hợp ra máu kinh không đều, đen, bụng trướng nên dùng.
 
Canh gà đen nấu mướp

  Gà đen (lọc lấy thịt) 200g, mướp hương 150g, kê nội kim 15g, gia vị, gừng đủ dùng. Thịt gà đen rửa sạch, thái miếng. Mướp bỏ vỏ, thái miếng, kê nội kim nghiền thành bột, gừng thái chỉ. Cho bột kê nội kim, gà đen, gừng vào nồi đổ nước đun nhỏ lửa cho tới khi thịt gà chín rồi mới đổ mướp vào đun tới khi mướp chín, nêm gia vị vào là dùng được.
  Mỗi ngày ăn 1 lần, ăn liên tục trong vòng 5 ngày. Gà đen nấu mướp có công dụng lợi gan thận, giải nhiệt, mát máu. Phụ nữ kinh nguyệt không đều, ra máu đen nên dùng.
  Trên đây là những giới thiệu cơ bản của các chuyên gia Phòng khám phụ khoa Thiên Tâm về "đèn đỏ" thất thường nên ăn gì? Nếu bạn vẫn còn thắc mắc gì, có thể tư vấn trực tiếp với các chuyên gia. Ngoài ra, đăng ký qua mạng có thể được miễn phí đăng ký khám bệnh. Có thể được ưu tiên sắp xếp bác sĩ khám bệnh hoặc bạn có thể gọi đến đường dây nóng: 01666.065.566 cũng có thể tư vấn trực tiếp qua yahoo.

15 thg 10, 2012

Những triệu chứng nguy hiểm cần chú ý trong kỳ đèn đỏ

Trong kỳ kinh nguyệt hầu hết các chị em đều có  những dấu hiệu bất thường như đau tức bụng dưới, căng ngực, mỏi lưng… những không phải những dấu hiệu này là vô hại. Nếu những triệu chứng này xuất hiện ở mức độ nặng trong những ngày “đèn đỏ” thì bạn cần tới gặp bác sĩ để được tư vấn kịp thời.

Những triệu chứng nguy hiểm cần chú ý trong ki đèn đỏ

Sốt, tụt huyết áp, đau đầu, nôn ói

- Đây là những dấu hiệu cơ bản của việc xuất hiện chứng phù thũng, viêm loét hay các khối u trong cơ thể, nhất là các khối u ở cơ quan sinh sản như: tử cung, buồng trứng... Hãy đi khám bác sĩ ngay để có được lời khuyên và phương pháp chữa trị thích hợp.

Đau bụng dữ dội và kéo dài, chuột rút

- Thông thường, những cơn đau tức, khó chịu ở phần bụng dưới chỉ xuất hiện vào những ngày đầu trong thời gian “đèn đỏ” và sẽ mất đi ngay sau đó. Tuy nhiên, nếu bạn có cảm giác đau bụng dữ dội, bất thường và kéo dài trong suốt những ngày này thì đó lại là những dấu hiệu nguy hiểm. Có thể đó là báo hiệu của việc “tắc nghẽn” khí huyết, khiến cho máu và các chất độc không được lưu thông và đào thải ra ngoài sẽ ứ đọng trong tử cung. Nếu để lâu ngày có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho tử cung cũng như sức khỏe cơ thể. Biện pháp duy nhất cho bạn trong trường hợp này là cần tới sự can thiệp của bác sĩ.

Mất kinh nguyệt đột ngột mà không có thai

- Điều này có thể cho thấy khả năng sinh sản của bạn đang có vấn đề, hệ thống chu kỳ kinh nguyệt có thể bị tắc ở đâu đó. Trong trường hợp này, bạn nên đi khám ngay.

Lượng máu kinh nguyệt tăng đột biến

- Mỗi kỳ “đèn đỏ” sẽ lấy đi 35 - 85 ml máu. Lượng máu mất đi sẽ nhanh chóng được bù đắp trở lại. Nếu lượng máu mất đi trong những ngày “đèn đỏ” của bạn tăng lên đột biến, rất có thể bạn đang phải đối mặt với các nguy cơ xuất huyết tử cung. Việc mất máu quá nhiều sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cơ thể bạn. Hãy đi khám bác sĩ để có phương pháp điều trị thích hợp.

Chu kỳ kinh bị rút ngắn hoặc kéo dài

- Một chu kỳ kinh bình thường kéo dài trong khoảng 28 - 35 ngày. Nếu “đèn đỏ” xuất hiện sớm hoặc muộn hơn quá nhiều so với khoảng thời gian trên, hãy nghĩ ngay tới sự viêm nhiễm ở cơ quan sinh sản. Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới vô sinh hoặc các căn bệnh ung thư nguy hiểm ở phụ nữ.
Trên đây là những giới thiệu cơ bản của các chuyên gia Phòng khám phụ khoa Thiên Tâm chúng tôi về những triệu chứng trong kỳ kinh nguyệt cần chú ý. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc có thể nhận tư vấn trực tiếp với các chuyên gia của chúng tôi. Ngoài ra, đăng ký qua mạng có thể được miễn phí đăng ký và được ưu tiên sắp xếp bác sĩ khám bệnh. Bạn cũng có thể gọi điện đến đường dây nóng: 01666.065.566 hoặc nhận tư vấn trực tiếp qua yahoo.

Làm thế nào để hạn chế khó chịu trong thời kỳ tiền kinh nguyệt

Thời kỳ tiền kinh nguyệt không chi gây ra cho chị em phụ nữ những rắc rối về tinh thần mà còn rất nhiều những mệt mỏi về sinh lý. Với một số thay đổi dưới đây sẽ giúp chị em cải thiện được phần nào những khó chịu do thời kỳ tiền kinh nguyệt đem lại.

Làm thế nào để hạn chế khó chịu trong thời kỳ tiền kinh nguyệt

Thay đổi chế độ ăn phù hợp

- Bạn có biết  đôi khi chính những gì bạn ăn vào sẽ gây ra những triệu chứng khó chịu trong thời kỳ này. Ví dụ như ăn thực phẩm chứa nhiều muối có thể gây ra sưng phù dẫn đến đau vùng ngực. Bên cạnh hạn chế một số thực phẩm không tốt, chúng ta có thể bổ sung vào chế độ ăn của mình một số loại thực phẩm có tác dụng tích cực như sữa, cá mòi, chuối cho bữa sáng, các loại hạt như hướng dương, đậu phộng, hoa quả nhiệt đới như dứa…

Tập luyện thể dục thể thao 

- Trong thời điểm này cơ thể bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó  chịu, sưng phồng, tâm tính cáu gắt, hãy duy trì hoạt  động thể dục thể thao như hàng ngày thay vì cứ nằm trên giường, ghế sofa…Chỉ cần tập nhẹ nhàng cũng giúp bạn có tinh thần sảng khoái hơn, cơ thể cũng trở nên năng động hơn. Nếu duy trì tập luyện đều đặn, không những hạn chế được các triệu chứng tiền kinh nguyệt mà con có thể dễ dàng loại bỏ các cơn đau khó chịu khi chu kỳ bắt đầu.

Vitamin bổ sung

- Uống vitamin bổ sung cũng có thể giúp bạn chống lại những triệu chứng khó chịu này. Sắt, magie, canxi, và vitamin B6 đã được chứng minh là có tác dụng loại bỏ các khó chịu thời kỳ tiền kinh nguyệt. Nên tham khảo ý kiến bác sỹ nếu bạn muốn biết thêm về việc bổ sung các vitamin và khoáng chất này.

Hạn chế đồ ăn vặt

- Việc cấm bản thân thưởng thức những món đồ ăn vặt vốn dĩ là sở thích hàng ngày trong thời kỳ này thật không dễ. Do vậy, thay vì bỏ hoàn toàn, bạn có thể ăn ít hơn. Ví dụ như ăn 1 phần tư miếng socola đen thay vì ăn cả miếng socola lớn hoặc loại bỏ món chip khoai tây chiên giòn bằng những loại snack có lợi như bỏng ngô. Bạn sẽ thấy tác dụng bất ngờ.
 Trên đây là những giới thiệu cơ bản của các chuyên gia Phòng khám phụ khoa Thiên Tâm chúng tôi về các cách hạn chế khó chịu trong thời kỳ tiền kinh nguyệt. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc có thể nhận tư vấn trực tiếp với các chuyên gia của chúng tôi. Ngoài ra, đăng ký qua mạng có thể được miễn phí đăng ký và được ưu tiên sắp xếp bác sĩ khám bệnh. Bạn cũng có thể gọi điện đến đường dây nóng: 01666.065.566 hoặc nhận tư vấn trực tiếp qua yahoo.

Những triệu chứng thường gặp trong kỳ hành kinh

Các chuyên gia phòng khám phụ khoa Thiên Tâm cho biết kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu từ buồng tử cung qua âm đạo ra ngoài do bong nội mạc tử cung (niêm mạc tử cung). Nội mạc tử cung bong khi hành kinh là do tụt các chất hormon (chất nội tiết) estrogen và progesteron của buồng trứng vào cuối vòng kinh.

Những triệu chứng thường gặp trong kỳ hành kinh

   Kinh nguyệt của mỗi phụ nữ đều có tính quy luật, nếu bỗng nhiên có trước hoặc sau rất nhiều ngày kèm thêm cảm giác khó chịu thì phải kiểm tra ngay, không nên bỏ qua. Tuy nhiên, trong 1-2 năm đầu thấy kinh hoặc gần mãn kinh, chu kỳ có thể thay đổi mà không phải là bệnh.
  Kinh nguyệt bình thường phần nhiều có màu đỏ sẫm. Nếu kinh nguyệt có màu đỏ tươi, màu cà phê, màu vàng, chuyển từ chất hạt loãng sang hoặc màu đen giống như nước giọt gianh thì cần lưu ý theo dõi. Đông y thì cho rằng do nguyên nhân khí hư có hàn hoặc có nhiệt như thở ngắn hơi, tiếng nói nhỏ yếu, ngại nói, tay chân rã rời, cử động uể oải. Chứng bệnh này nếu chú ý giữ gìn vệ sinh là có thể khắc phục được.
  Lượng kinh nguyệt quá nhiều hoặc quá ít đều là biểu hiện không bình thường. Lượng kinh nguyệt quá nhiều bao gồm hai ý: Một là lượng máu chảy ra quá nhiều (bình thường không quá 100 ml/ngày), hai là thời gian hành kinh quá dài (bình thường là 7 ngày). Kinh nguyệt quá nhiều thường do màng trong tử cung bong ra không theo quy tắc nào cả và do chứng tăng sinh màng trong tử cung, hoặc có những bệnh như u xơ tử cung, rối loạn chức năng gan, các bệnh về máu hoặc do ngoại cảnh (như không chú ý vệ sinh kinh nguyệt, bị lạnh, bị nóng, tinh thần căng thẳng).
  Kinh nguyệt quá ít (máu kinh ra từng giọt), phụ nữ trên 18 tuổi vẫn chưa hành kinh, hoặc những tháng trước thấy kinh bình thường, mà nay liên tục trên 3 tháng không thấy kinh thì gọi là bế kinh (tắc kinh). Đây thường là do các bệnh mãn tính toàn thân như thiếu máu nghiêm trọng, bị bệnh gan, đái tháo đường... mắc một số bệnh sán hút máu, dinh dưỡng không tốt, nội tiết không điều hòa, lao bộ phận sinh dục. Ngoài ra, đại não bị kích thích mạnh hoặc bị tổn thương như quá căng thẳng, quá đau khổ, phiền não, dầm mưa lạnh, lao động mệt mỏi cũng đều có thể gây bế kinh. Nhưng bế kinh trong thời gian sinh đẻ và cho con bú hiện tượng sinh lý bình thường.
  Máu kinh nguyệt bình thường không đặc, hơi dính, trong, có thể thấy các cục dính màu trắng (là mảnh vụn của màng trong tế bào). Nếu máu kinh nguyệt vừa dính vừa đông đặc hoặc trong suốt như nước, hoặc kết thành cục máu to và cứng thì Đông y cho rằng đó là do nguyên nhân ứ máu, cần phải vệ sinh tốt.
  Phụ nữ khoẻ mạnh, ở thời kỳ kinh nguyệt nói chung không có triệu chứng gì đặc biệt. Số ít phụ nữ hơi khó chịu như tinh thần bị ức chế, dễ bị kích động, toàn thân mệt mỏi, sau khi hết kinh thì những cảm giác này cũng hết. Nhưng nếu ở thời kỳ kinh nguyệt mà thấy rõ các triệu chứng sau, tức là thuộc về trạng thái bệnh lý:
  - Tăng sinh túi tuyến vú vào thời kỳ kinh nguyệt: Bệnh này thường xảy ra ở nữ thanh niên, thường trước hoặc trong kỳ kinh, một hoặc cả hai bên vú căng đau, có người còn sờ thấy khối u cứng to không đều. Triệu chứng này có nhiều nguyên nhân: Rối loạn điều hòa nội tiết tố sinh dục, chất progesteron tiết ra ít, chất oestrogen tăng lên nhiều.
  - Đau một bên đầu trong thời kỳ kinh nguyệt: Phần nhiều xảy ra vào thời kỳ nữ thanh niên. Bệnh phát sinh do công năng co giãn huyết quản bị trở ngại, thường đau một bên đầu kèm thêm các triệu chứng như buồn nôn, thị lực mờ, ảo, xuất hiện những ảo giác, người ta cho rằng nó có liên quan đến những hoóc môn của tuyến yên.
  - Đau bụng kinh: Đau bụng dưới trước và sau khi hành kinh hoặc trong thời kỳ kinh nguyệt, gồm hai loại:
  • Đau bụng kinh nguyên phát: Thường bộ phận sinh dục không có bệnh gì, hay gặp ở nữ thanh niên chưa có gia đình, nếu hết kinh là hết đau bụng.
  • Đau bụng kinh thứ phát: Bộ phận sinh dục thường có bệnh như bệnh màng trong tử cung, viêm khoang chậu, bệnh cơ dưới niêm mạc tử cung. Phải giải quyết nguyên nhân của bệnh thì đau bụng mới hết.
  - Chứng căng thẳng trước khi hành kinh: Có người trước khi thấy kinh có những triệu chứng báo trước như đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, căng vú, tinh thần không ổn định, dễ bị kích động, nôn nóng hoặc lo lắng buồn phiền, hết kinh thì các triệu chứng này hết nhanh. Nói chung những chứng này không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe phụ nữ, chỉ cần chú ý chăm sóc thì các chứng này sẽ giảm hoặc có chuyển biến tốt. Người ta cho rằng nguyên nhân là do rối loạn hệ thống thần kinh thực vật, rối loạn trong trao đổi chất hoóc môn cũng như trong trao đổi muối - nước.
  - Chảy máu cam trong thời kỳ hành kinh: Những bệnh nhân này thường cảm thấy sa căng ở khung chậu, toàn thân khó chịu, nếu chảy máu ở mũi thì lượng máu kinh sẽ ít đi và người sẽ dễ chịu hơn. Nguyên nhân có thể do đồng hồ sinh học bị rối loạn hoặc các bệnh mạn tính như cao huyết áp, bệnh gan hoặc lao phổi.
  Nhiều người phụ nữ vì lý do ngại đi khám đã tự cho phép mình kê toa sau vài lần đi khám bác sĩ. Đúng là sau đôi mắt, “vùng kín” là một trong 2 cơ quan có cơ chế bảo vệ tự nhiên, có thể tự vệ trước nguy cơ viêm nhiễm bằng “hệ thống phòng vệ” đặc biệt. Tuy nhiên, khi có nguyên nhân gây xáo trộn thì cơ chế tự bảo vệ này cũng “chào thua” trước sự tấn công của các loại vi khuẩn và gây ra tình trạng viêm nhiễm.
  Trên đây là những giới thiệu cơ bản của các chuyên gia Phòng khám phụ khoa Thiên Tâm về kinh nguyệt và bệnh phụ nữ. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc gì, có thể tư vấn trực tiếp với các chuyên gia. Ngoài ra, đăng ký qua mạng có thể được miễn phí đăng ký khám bệnh. Có thể được ưu tiên sắp xếp bác sĩ khám bệnh hoặc bạn có thể gọi đến đường dây nóng: 01666.065.566 cũng có thể tư vấn trực tiếp qua yahoo.

Đôi điều phụ nữ nên biết về kinh nguyệt

  Khi đến độ tuổi trưởng thành ở nữ giới sẽ xuất hiện hiện tượng hành kinh hàng tháng, đây cũng chính là mốc đánh dấu nữ giới đã bước sang độ tuổi dậy thì. Sau đây các chuyên gia phòng khám phụ khoa khoa Thiên Tâm sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hiện tượng hành kinh này nhé.

Đôi điều phụ nữ nên biết về kinh nguyệt
Read More

Kinh nguyệt là gì?

- Kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu từ buồng tử cung qua âm đạo ra ngoài do bong nội mạc tử cung (niêm mạc tử cung).
- Nội mạc tử cung bong khi hành kinh là do tụt các chất hormon (chất nội tiết) estrogen và progesteron của buồng trứng vào cuối vòng kinh.

Tại sao khi có thai lại mất kinh?

- Khi có thai, estrogen và progesteron không những không tụt mà còn tiếp tục tăng lên, nên nội mạc tử cung không bong và không chảy máu.

Khi có thai, tại sao estrogen và progesteron lại tăng?

- Đó là vì sự xuất hiện rau thai. Rau thai chế tiết ra một chất hormon gọi tắt là hCG, có khả năng kích thích hoàng thể tăng tiết estrogen và progesteron. Bản thân rau thai từ ba tháng sau cũng chế tiết estrogen và progesteron.

Rong kinh là gì?

Là hành kinh kéo dài trên 7 ngày, bất kể lượng máu kinh nhiều hay ít.

Rong kinh do những nguyên nhân gì? Có cần phải điều trị không?

- Hai nguyên nhân chính là do thiếu progesteron và do có u xơ tử cung.
- Thiếu progesteron do không phóng noãn kéo dài, hay gặp nhất vào tuổi dậy thì và tuổi tiền mãn kinh. Rong kinh do u xơ tử cung ít gặp hơn.
- Nguy hiểm vì mất máu, cần phải được khám và chữa sớm.

Điều trị rong kinh do thiếu progesteron như thế nào?

- Dùng progestin như duphaston, orgametril vào nửa sau của vòng kinh.
- Dùng thuốc tránh thai uống loại viên kết hợp vào nửa sau của vòng kinh.
- Người dưới 35 tuổi nên dùng marvelon, regulon hoặc tương đương. Người trên 35 tuổi có thể dùng rigevidon hoặc tương đương, kinh tế hơn. Tốt nhất là nên nạo tử cung, cầm máu nhanh hơn, lại thử được mảnh nạo xem có gì bất thường không.

Mất kinh là gì, có cần điều trị không?

- Bình thường hàng tháng người phụ nữ hành kinh. Nếu mất kinh trên 3 tháng liền thì gọi là mất kinh. Mất kinh nguyên phát là quá 18 tuổi chưa hành kinh lần nào.
- Mất kinh nói chung hay kèm theo không phóng noãn, dẫn đến vô sinh.
- Mất kinh cũng có thể do một số nguyên nhân quan trọng như không có buồng trứng, không có tử cung, dính buồng tử cung, suy buồng trứng, suy tuyến yên,...
- Tất cả những trường hợp Mất kinh đều cần được khám sớm, kể cả trường hợp nghĩ đến có thai.

Vòng kinh nhân tạo là gì?

- Là gây một vòng kinh bằng thuốc cho người phụ nữ đang bị mất kinh.
- Đơn giản và hiệu quả nhất là dùng mikrofollin trong nửa đầu và thuốc tránh thai marvelon hoặc regulon trong nửa sau.
- Bao giờ cũng gây được kinh nguyệt, trừ khi có bất thường về tử cung.

Mãn kinh là gì?

Nếu dậy thì là điểm mốc của hoạt động vùng dưới đồi - tuyến yên - buồng trứng bắt đầu hoàn thiện, làm xuất hiện kinh nguyệt thì mãn kinh là thời gian giảm hẳn hoạt động của buồng trứng dẫn đến thôi hành kinh.
Trong thời kỳ mãn kinh, thiếu estrogen dẫn đến những tình trạng bệnh lý như loãng xương, bệnh tim mạch, khô teo bộ phận sinh dục.

Liệu pháp hormon thay thế là gì?

  Là phương pháp điều trị dự phòng đối với những biểu hiện bất thường do thiếu estrogen ở phụ nữ mãn kinh.
Chủ yếu là dùng estrogen. Loại estrogen dễ dàng sử dụng và ít gây tai biến là estriol (ovestin...).
Nếu không dùng estriol mà dùng các estrogen khác thì thường phải bồi phụ thêm progestin. Tibolon (livial...) là một progestin vừa có tính chất estrogen, vừa có tính chất progesteron, có thể dùng tốt cho người mãn kinh.

Phụ nữ mãn kinh nên ăn uống, sinh hoạt thế nào?

Phương châm chung là ăn uống thực phẩm có estrogen, canxi và kết hợp vận động thường xuyên.
- Nên ăn các chế phẩm từ đậu nành (có nhiều estrogen thực vật), canh hến, canh xương, (có nhiều canxi)...
- Về vận động, dễ thực hiện nhất là đi bộ. Có điều kiện bơi được thì càng tốt.
  Người phụ nữ luôn cần ghi nhớ một số mốc thời gian của mình:
- Tuổi hành kinh lần đầu (tuổi dậy thì).
- Ngày đầu của kỳ hành kinh cuối.
- Năm, tháng bắt đầu có bất thường về kinh nguyệt (thưa, mau, rong, mất).
- Khám phụ khoa định kỳ.
  Trên đây là những giới thiệu cơ bản của các chuyên gia Phòng khám phụ khoa Thiên Tâm về đôi điều phụ nữ nên biết về kinh nguyệt. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc gì, có thể tư vấn trực tiếp với các chuyên gia. Ngoài ra, đăng ký qua mạng có thể được miễn phí đăng ký khám bệnh. Có thể được ưu tiên sắp xếp bác sĩ khám bệnh hoặc bạn có thể gọi đến đường dây nóng: 01666.065.566 cũng có thể tư vấn trực tiếp qua yahoo.
 
Design by: Nguyễn Bảo Ngọc - Nghe Quick and Snow Show Online - Bán tên miền giá rẻ